Bảng chữ cái Hiragana là một trong những bước cơ bản và quan trọng khi bạn bắt đầu học tiếng Nhật. Nếu tiếng Việt chỉ có một bảng chữ cái duy nhất, thì tiếng Nhật có đến 2 bảng chữ cái. Tuy nhiên, Hiragana là bảng chữ cái đầu tiên và dễ tiếp cận nhất, mềm mại và dễ học hơn bảng chữ cái còn lại.
Contents
Đôi nét về bảng chữ cái tiếng Nhật
Tiếng Nhật sử dụng ba loại chữ viết chính là Hiragana, Katakana, và Kanji (chữ Hán). Trong đó, Hiragana và Katakana là các bảng chữ tượng âm, còn Kanji là chữ tượng hình, vừa biểu thị âm thanh vừa mang ý nghĩa.
Câu văn trong tiếng Nhật thường được kết hợp giữa Hiragana, Katakana và Kanji. Hiragana chủ yếu được dùng để biểu thị trợ từ và các dạng biến đổi của động từ, tính từ. Đây là bảng chữ cái mềm mại và là bước đầu tiên cần học trong quá trình tiếp cận tiếng Nhật. Người Nhật sử dụng Hiragana thường xuyên trong các văn bản hàng ngày, và nó cũng được dùng để phiên âm cách đọc các chữ Kanji.
Katakana là bảng chữ cái tiếp theo trong lộ trình học tiếng Nhật. Đây là bảng chữ cái cứng, chủ yếu dùng để viết các từ mượn, như tên tiếng Anh, tên các chuyên ngành, quốc gia, v.v.
Kanji, bảng chữ cái thứ ba, là phần không thể thiếu trong tiếng Nhật, đặc biệt từ trình độ N5 đến N2. Kanji rất phổ biến và càng lên cao, số lượng chữ càng nhiều và phức tạp hơn.
Ngoài ra, chữ Latinh (Romaji) cũng đôi khi được sử dụng, đặc biệt khi viết cho người nước ngoài. Bạn sẽ thấy chữ Latinh trên các biển hiệu, tên ga tàu, và các từ thông dụng khác.
Bảng chữ cái Kanji được tiếp cận ở lộ trình khó hơn khi học tiếng nhật
Hướng dẫn học Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana bao gồm có 71 chữ và có 5 nguyên âm あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o). Các nguyên âm này sẽ đứng sau phụ âm, và bán nguyên âm để tạo thành đơn vị âm.
Dưới đây là Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana đầy đủ:
Chữ cái Hiragana đầy đủ
Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái Hiragana
Khi học viết chữ Hiragana, bạn cần chú ý rằng mỗi chữ cái phải nằm gọn trong một ô vuông và đảm bảo cân đối.
あ (a): Phát âm giống như “tha thẩn”, “la cà”.
い (i): Phát âm giống như “đi thi”, “hòn bi”.
う (u): Phát âm là (u) và (ư).
え (e): Phát âm là (ê), giống như “ê đê”, “bê tha”.
お (o): Phát âm là (ô), giống như “cái xô”, “ô tô”.
Hướng dẫn cách viết chữ cái Hiragana
Khi học viết, bạn không chỉ cần học các chữ cái cơ bản mà còn phải làm quen với âm bán đục, âm đục, và âm ghép. Cùng tìm hiểu cách học các âm này:
Âm đục: Được tạo ra bằng cách thêm dấu 「〃」(tenten) vào phía trên bên phải các chữ cái trong hàng KA, SA, TA và HA.
Âm bán đục: Được tạo ra bằng cách thêm dấu 「○」(maru) vào phía trên bên phải các chữ cái trong hàng HA.
Trường âm
Trong tiếng Nhật, trường âm được tạo ra bằng cách kéo dài nguyên âm. Khi đọc lên, trường âm sẽ dài gấp đôi so với âm bình thường.
Hàng あ có trường âm là /aa/: Ví dụ: おかあさん (okaasan): mẹ.
Hàng い có trường âm là /ii/: Ví dụ: おにいさん (oniisan): anh trai.
Hàng う có trường âm là /uu/: Ví dụ: くうき (kuuko): không khí.
Hàng え có trường âm là /ee/ hoặc /ei/: Ví dụ: おねえさん (oneesan): chị gái, せんせい (sensei): thầy cô.
Hàng お có trường âm là /oo/ hoặc /ou/: Ví dụ: とおか (tooka): ngày mùng 10, おとうさん (otousan): bố.
Âm ghép
Âm ghép được tạo thành khi ghép hai chữ cái lại với nhau. Để tạo âm ghép, người Nhật sử dụng các chữ ya (や), yu (ゆ), yo (よ) ghép với các chữ cái thuộc cột i (trừ chữ い). Chữ ya, yu, yo cần phải viết nhỏ hơn hoặc bằng 1/2 chữ cái đứng trước.
Ví dụ: きゃ đọc là kya (không đọc là ki ya), ひょ đọc là hyo (không đọc là hi yo).
Lưu ý: Các chữ như しゃ (sha), しゅ (shu), しょ (sho), ちゃ (cha), ちゅ (chu), ちょ (cho), じゃ (ja), じゅ (ju), じょ (jo) phải được phát âm với một sự bật hơi.
Âm ngắt
Âm ngắt っ (tsu nhỏ) nối giữa hai phụ âm, giúp tạo ra từ có nghĩa. Quy tắc khi gặp âm ngắt là phải gấp đôi phụ âm ngay sau âm ngắt mà không phiên âm っ (tsu).
Ví dụ: ざっし (zasshi): tạp chí, にっぽん (nippon): Nhật Bản.
Cách học bảng chữ cái tiếng Nhật dễ dàng
Việc học một ngôn ngữ mới bắt buộc bạn phải học thuộc bảng chữ cái cơ bản của ngôn ngữ đó. Hệ thống chữ viết và phát âm tiếng Nhật khác hoàn toàn so với tiếng Việt và tiếng Anh. Do đó việc ghi nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật khá khó khăn với người bắt đầu. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chia sẻ bạn cách học thuộc bảng chữ cái tiếng nhật dễ dàng.
Học viết và đọc thật nhiều
Đây là cách dễ dàng để tiếp thu một kiến thức nào đó. Tuy là cách cổ điển và tốn nhiều thời gian nhưng nó sẽ phù hợp với một số người và mang lại hiệu quả nhất định. Bạn có thể viết tiếng Nhật ra giấy và đọc nhẩm lại chữ cái. Điều này giúp vừa nhớ mặt chữ lại vừa rèn luyện cách phát âm.
Luyện viết và đọc chữ cái lặp lại nhiều lần
Học chữ cái qua Flashcard
Với những tấm flashcard nhỏ gọn tiện lợi để bạn mang theo bất cứ đâu khi rảnh và học. Mặt trước ghi chữ, mặt sau ghi nghĩa.
Học bảng chữ cái kết hợp với từ vựng
Với mỗi chữ cái, tìm 5 từ vựng tiếng Nhật có chứa chữ cái và học thuộc chúng. Như vậy cũng là cách bạn tích lũy thêm vốn từ của mình.
Học tiếng Nhật qua video
Học qua video sẽ dễ hình dung, sinh động hơn qua hình ảnh, âm thanh mô tả cụ thể và đầy thú vị. Để học hiệu quả, bạn có thể chọn giọng đọc của người bản ngữ.
Tìm bạn học cùng
Sẽ tốt hơn nếu bạn tìm được 1 người bạn hoặc một nhóm bạn cùng học tiếng Nhật cùng nhau. Như vậy sẽ giúp bạn có tinh thần tự giác và vui vẻ cùng nhau học.
Chia nhỏ thời gian học
Mỗi ngày bạn dành 2 đến 3 tiếng để học viết. Nên chia nhỏ khung thời gian khoảng 30 phút/ 1 lần học. Học càng nhiều bạn sẽ nhanh nhớ mặt chữ cái hơn.
Hy vọng với những hướng dẫn này, bạn sẽ nắm vững cách đọc và viết chữ cái Hiragana một cách dễ dàng!